Bài Viết Mới

Top 9 thực phẩm hạ đường huyết tốt cho người tiểu đường

Bạn đang không biết lựa chọn các loại thực phẩm nào tốt nhất cho người bị tiểu đường? Bạn không biết đường huyết cao nên ăn gì để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường? Những thực phẩm mà Điện Lạnh Biển Bạc nhắc tới trong bài viết này, chúng không chỉ cung cấp cho bạn vitamin, chất xơ, chất chống viêm, chống oxy hóa để phòng ngừa biến chứng, mà còn làm tăng khả năng làm việc của insulin, ngăn chặn quá trình đường hấp thụ vào máu.

1. Bổ sung mướp đắng vào bữa ăn

Các hoạt chất có chứa trong quả mướp đắng có đặc tính chống lại bệnh tiểu đường với khả năng hạ đường huyết và bắt chước tác động của insulin trong máu. Đồng thời, mướp đắng còn giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế thèm ăn và tăng vận chuyển đường từ máu đến mô cơ sử dụng đến gan để dự trữ.

Cách dùng: Bạn có thể dùng mướp đắng đã sấy khô về sắc uống thay nước hoặc chế biến thành món ăn. Không ăn nhiều hơn 2 quả mỗi ngày vì có thể gây đau bụng nhẹ hoặc tiêu chảy. Thận trong khi dùng sản phẩm mướp đắng sấy khô cho người có bệnh thận, vì có thể gây độc cho thận

2. Sử dụng quế chi để giảm đường huyết cấp tốc

Quế có nhiều chất chống oxy hóa, làm giảm stress oxy hóa tế bào, giúp ngăn chặn biến chứng tiểu đường. Sử dụng quế còn giúp:

  • Giảm đường huyết lúc đói và giảm chỉ số HbA1c
  • Ngăn chặn tăng đường huyết sau ăn bằng cách ức chế các enzym phá vỡ carbonhydrat ở ruột.
  • Cải thiện chứng đau, tê của người tiểu đường.

Cách dùng: Có thể dùng quế làm gia vị thay thế cho đường, bởi quế có mùi thơm, vị ngọt, dễ tăng hương vị cho món ăn. Nếu đường huyết tăng cao đột ngột, bạn có thể hạ đường máu cấp tốc bằng cách pha 1 thìa cà phê bột quế vào cốc nước trà xanh. 

Lưu ý: Không sử dụng quế với người suy gan nặng.

3. Ăn rau xanh "thả ga"

Rau xanh có chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp bạn cảm thấy no, làm giảm cảm giác thèm ăn. Chất xơ trong rau còn làm chậm tốc độ đường vào máu, giúp lượng đường huyết sau ăn không tăng đột ngột.

Cách dùng: Bạn ăn rau trước các loại thực phẩm khác có trong bữa ăn và ăn khoảng 2,5 chén rau mỗi ngay. Lựa chọn các loại rau có nhiều màu sắc như: xanh đậm (cải xoăn, rau chân vịt,...), đỏ hoặc cam (cà chua. cà rốt,...) và thậm chí cả màu tím (cà tím)

4. Hạt chia cho bữa sáng lành mạnh

Hạt chia có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chủ yếu là các chất chống oxy hóa, vitamin, omage -3 và chất xơ hòa tan. Với người mắc bệnh tiểu đường, hạt chia sẽ giúp 
  • Giảm cảm giác thèm đồ ngọt, giúp làm chậm hấp thụ đường sau ăn.
  • Phục hồi hệ thống chống oxy hóa của cơ thể, cải thiện khả năng dung nạp glucose và làm tăng hoạt tính của insulin.

Cách dùng: Cho 1 thìa hạt chia vào nước lọc với tỉ lệ 1/10 phần, sau đó ngâm khoảng 20-30 phút cho hạt hút nước tạo thành dung dịch nhớt. Ngoài ra, bạn có thể trộn hạt chia với sữa chua, ngũ cốc, các món nộm, salad hoặc trộn để ăn cùng các món cháo.

5. Sử dụng tỏi nhiều hơn cho các món ăn

Tỏi có tác dụng làm giảm đường huyết bằng cách kích thích sản xuất và làm tăng hoạt tính của insulin. Một nghiên cứu năm 2013 trên 60 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sử dụng tỏi trong mỗi bữa ăn liên tục trong 12 tuần nhận thấy đã giảm đường máu đáng kể lúc đói và sau ăn.

Cách dùng: Bạn có thể sử dụng tỏi trong tất cả các món ăn. Nếu ăn được sống, hãy dùng 1 -2 tép tỏi ta sau khi ăn. Nếu bạn thấy mùi vị tỏi khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại tỏi đen (tỏi đã lên men)

6. Chất béo từ bơ và các loại quả hạnh sẽ giúp hạ đường huyết

Ăn đủ lượng chất béo tốt có thể giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn, giảm nồng độ cholesterol xấu, giúp giảm cân và kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu. Điều quan trọng, bạn nên chọn các chất béo có lợi trong:

  • Các quả hạnh như: hạnh nhân, óc chó,...
  • Các loại hạt như: đậu nành, hạt lanh,...
  • Dầu thực vật: Dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu hướng dương,...
  • Các loại cá chứa nhiều axit béo omega-3: các hồi, cá ngừ, cá thu,...

7. Sữa chua cho mỗi bữa phụ

Sữa chua chứa hệ vi khuẩn tốt giúp cải thiện hệ vi sinh vật ở đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa. Những nghiên cứu gần đây dần phát hiện ra, sữa chua có khả năng làm giảm kháng insulin và giảm huyết áp tâm thu.

Cách dùng: Không phải loại sữa chua nào cũng tốt. Với người tiểu đường, bạn nên chọn sữa chua có hàm lượng chất béo thấp, ăn sữa chua không đường trộn thêm một ít bột quế đã tạo nên một bữa sáng lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường.

8. Khoai lang có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp

So với khoai tây, khoai lang có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (dưới 55) nên giúp kiểm soát đường máu tốt hơn. Dưới đây là một số những lợi ích mà khoai lang đem lại:
  • Khoai lang có chứa nhiều beta - caroten giúp mắt sáng khỏe. 
  • Cung cấp vitamin giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Cung cấp sắt, giúp các tế bào hồng cầu tăng vận chuyển oxy. 
  • Chứa tinh bột kháng đường, chất xơ hòa tan, protein thực vật giúp no lâu, giảm cân và cải thiện độ nhạy cảm insulin

Cách dùng: Rửa sạch khoai lang để ăn cả vỏ là tốt nhất vì phần đó có nhiều chất xơ. Beta - caroten là một vitamin tan trong dầu, được hấp thụ tốt nhất khi ăn kèm với chất béo, do đó kho ăn khoai có thể phết thêm một ít dầu oliu hoặc ăn kèm quả bơ, hạnh nhân hoặc óc chó.

9. Cà chua giúp chống oxy hóa

Cà chua hay các loại quả có màu sắc sặc sỡ thường có khá nhiều chất chống oxy hóa. Ăn cà chua thường xuyên giúp giảm huyết áp, cholesterol xấu, đường huyết, từ đó ngăn chặn biến chứng tim mạch ở người mắc bệnh tiểu đường.

Cách dùng: Cơ thể của chúng ta sẽ hấp thụ lycopene từ cà chua nấu chín nhiều hơn so với việc ăn cà chua sống. Nhưng, để thay đổi khẩu vị, bạn có thể cắt nhỏ cà chua để trộn salad hoặc thêm một ít hát chia là đã có một bữa ăn hoàn hảo.

Trên đây là những chia sẻ của Điện Lạnh Biển Bạc về những thực phẩm hạ đường huyết tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và cải thiện được lượng đường huyết giúp tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Những thực phẩm tải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch


Post Top Ad

Your Ad Spot

Trang